Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Gia Sư Tại Bình Dương nêu tình cảm trong bài thơ Vội Vàng



trung tâm gia sư bình dương thấy rằng tình cảm trong vội vàng là tình cảm mãnh liệt, đã được ý thức. Dù rất say mê và yêu cuộc sống này nhưng xuân diệu vẫn không phủ nhận sự chảy trôi, thay đổi của dòng đời, thời gian , tuổi trẻ, những điều khiến con người say mê nhất những cũng hối tiếc nhất. Xuân diệu đem đến cho ta một cái nhìn mới đúng đắn hơn về thời gian. Xét về vật lí, thời gian là khách quan, không thay đổi. Xét trong văn học trung đại, thời gian là tuần hoàn, không đi trở lại, con người hòa nhập vào vòng tuần hoàn khép kín của vũ trụ nên sống an nhiên tự tại, những thứ chưa có được se lại quay về bên ta. 
http://giasubinhduong.edu.vn/tac-gia-tac-pham/gia-su-tai-binh-duong-noi-ve-mot-so-bai-tho-tai-con-son-cua-nguyen-trai.html

Xuân diệu lại cho rằng thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Dạy Kèm Bình Dương cho rằng quan điểm này của xuân diệu thể hiện sự tiến bộ về tư tưởng. Herachit một triết gia vĩ đại của hi lạp cổ đại, là cha đẻ của quy luật dòng chảy, đã từng có phát biểu bất hủ về quan điểm như xuân diệu. Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông. Tất cả mọi sự vật và hiện tượng trên thế giới này luôn luôn biến đổi và phát triển không ngừng, cũng như dòng sông kia nước luôn vận động chảy trôi không bao giờ đứng lại, theo đó cái cũ lụi tàn và cái mới lại sản sinh. Thời gian của xuân diệu gắn liền với mùa xuân và tuổi trẻ. Mùa xuân là mùa rực rỡ nhất trong năm, khởi đầu của bốn mùa. Tuổi trẻ là những năm tháng thanh xuân tươi đẹp nhất của con người, sống bằng nhiệt huyết và đam mê. 

Thước đo của đời người là mùa xuân và tuổi trẻ. Bởi thế, đời người càng ngắn ngủi vì tuổi trẻ mùa xuân tuy đẹp nhưng chóng qua mau. Mùa xuân hết nghĩa là tôi cũng mất. Tuy thời gian gắn liền với tuổi trẻ, nhưng thời gian vũ trụ là tuần hoàn, còn tuổi trẻ thì không bao giờ quay lại.
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Đối với xuân diệu dù thời gian vũ trụ có tuần hoàn, mùa xuân mỗi năm hoa đào, hoa mai lại nở, tươi đẹp cách mấy mà thiếu tuổi trẻ, tuổi trẻ đã qua thì chẳng còn ý nghĩa nữa. Con người ở tuổi trẻ là đẹp nhất, nhiệt huyết nhất, đam me nhất, yêu đời nhất, mọi thứ ở tuổi trẻ đều là lần đầu tiên nên cũng chính vì thế tuổi trẻ có những rung cảm kì lạ, chân thành, những kỉ niệm đẹp và khó quên nhất trong cuộc đời. Song, những năm tháng nông nổi của tuổi trẻ, mỗi người chỉ đi qua một lần và duy nhất. 

Vì vậy, có thể nói, thanh xuân, tuổi trẻ là khoảng thời gian đáng sống nhất và cũng là khoảng thời gian gây nhiều hối tiếc nhát khi đã qua đi. Thế nên, khi còn trẻ, trái tim còn âm ỉ cháy một ngọn lửa nhiệt thành, thèm yêu, khát sống thì càng phải trân trọng và cống hiến mật ngọt hương thơm cho đời bằng tất cả khả năng của mình. Đó cũng chính là quan niệm sống vội vàng của xuân diệu tận hiến. 
xem thêm: gia sư dạy kèm bình dương

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

trung tâm gia sư bình dương phân tích bài thơ Tỏ Lòng



Gia Sư Dạy Kèm Bình Dương thấy rằng sự có mặt của con người không phải là một sự ngẫu nhiên vô cớ mà là một hữu ý của trời đất. Trong xã hội phong kiến, sự hữu ý của trời đất ấy, chưa là món nợ công danh của những kẻ làm trai đang mắc và phải trả cả đời. Điều đó, thể hiện rõ qua bài thơ tỏ lòng của phạm ngũ lão.
Múa gió non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện vũ hầu
http://giasubinhduong.edu.vn/tac-gia-tac-pham/trung-tam-gia-su-binh-duong-gioi-thieu-nha-tho-thanh-thao.html

Bài thơ ra đời trong thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai thuật có nghĩa là kể, bày tỏ, hoài là nỗi lòng. Nhan đề thuật hoài là bày tỏ khát vọng hoài bão trong lòng.
Mở đầu bài thơ, phạm ngũ lão vẽ ra một hình ảnh con người chiến sĩ thời trần:
Múa giáo non sông trải mấy thu
Đây là câu thơ dịch từ câu thơ hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu. Câu thơ khắc họa tư thế và hành động người tráng sĩ. Hai chữ múa giáo trong bản dịch không hay bằng hoành sóc nghĩa là cầm ngang ngọn giáo trong nguyên tác. Bởi cầm ngang ngọn giáo gợi một tư thế tự tin, hiên ngang, vững chãi như một bức tượng. Còn múa giáo gợi một động tác múa may rộn ràng, do đó không thể hiện được phong độ lẫm liệt, hào hùng oai phong của người con trai thời trần. Cầm ngang ngọn giáo giữa non sông, nhà thơ đã chọn được phông nền thật hợp để tôn lên vẻ đẹp của con người. 

Con người kỳ vĩ, hành động lớn lao, mang tầm vóc vuc trụ, nổi lên trên một không gian rộng lớn với giang sơn, sông núi và thời gian kéo dài mênh mông tráp kỉ thu. Chỉ một câu đã phác họa, tạc lên được một bức tượng đài bất hủ về vị tướng anh hùng oai phong, lẫm liệt bảo vệ tổ quốc. Người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ với những hành động lớn, khát vọng lớn, thật giống với người anh hùng trong bài ngôn hoài của không lộ thiền sư:
Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng
Một tiếng kêu vang lạnh cả trời
Hành động và trạng thái trong hai câu thơ thật quyết liệt, mạnh mẽ.  
Gia Sư Tại Bình Dương cho rằng đó là tham vọng của nhà tu hành muốn có khí lực quảng đại, pháp thuật diệu kỳ. Đó là tiếng thét hả hê của một nhà thơ lớn, hơn nữa một con người thèm khát một cuộc sống khoáng đạt. Đó là cảm hứng đạo học siêu thoát, hào hùng, thở một hơi dài và nghe như hơi thở của con người lên tới cung nhà trời trên cõi thái hư. 

Hay đó chỉ là sự đi tìm niềm cảm thông của đồng loại đã phải dồn nén trong lòng một nỗi niềm, mà chỉ giây phút một mình đơn độc đối đầu với cái vô cùng của tạo hóa mới bật ra được thành một tiếng kêu dài một tiếng thở dài. Và chính trong giây phút đó, trạng thái tâm lí mãnh liệt của con người đã tác động trực tiếp vào vũ trụ làm lạnh cả bầu trời con người ấy mang tầm vóc vũ trụ.
 xem thêm : gia sư tri thức bình dương

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Gia Sư Tri Thức Bình Dương cảm nhận tiếng đàn của Lorca



Gia Sư Tri Thức Bình Dương cảm nhận tiếng đàn của Lorca
Hình ảnh tiếng đàn tiếp tục được miêu tả theo lối tượng trưng mở ra một trường liên tưởng rộng. Tiếng ghita nâu gợi cho ta gợi cho ta  màu nâu của đất đai, xứ sở, quê hương, màu nâu là màu của vỏ đàn, màu nâu còn là màu của sự trầm tĩnh, suy tư. Bầu trời mở ra một khoang không gian rộng lớn mang lại cảm giác tự do, chắp cánh và biểu tượng cho ước mơ, khá vọng, hoài bão tươi đẹp của con người. Hình ảnh cô gái ấy làm cho ta liên tưởng đến tuổi trẻ, thanh xuân và tình yêu đôi lứa. Bầu trời cô gái ấy đã gợi cho chúng ta quá nhiều hồi ức đẹp đẽ, những ngày tháng còn tươi xanh. 
http://giasubinhduong.edu.vn/tac-gia-tac-pham/gia-su-tri-thuc-binh-duong-noi-ve-tac-pham-doc-tieu-thanh-ky.html

Tiếng ghita lá xanh biết mấy lại đốt lên niềm hi vọng và khơi dậy sự sống. Tiếng ghita còn gợi ta nghĩ đến hạnh phúc và sự viên mãn nhưng lại kết hợp với bọt nước vỡ tan một sự vật mong manh làm sao. Khiến cho ta liên tưởng đến số phận bi kịch, dù có hạnh phúc cũng chỉ là hạnh phúc ngắn ngủi, hình ảnh tiếng đàn lại thay đổi:
Tiếng ghita ròng rong máu chảy
Tới đây, tiếng đàn đã hóa thành thân thể, tiếng đàn như có linh hồn. Đau thương mất mát liên tưởng đến số phận bi thảm của lorca của cái đẹp trong thế giới bạo tàn.

Tiếng đàn của lorca gợi cho ta suy nghĩ về sức sống bất diệt của nghệ thuật chân chính. Nghệ thuật là sự kết tinh và thăng hoa của tâm hồn và tài năng người nghệ sĩ. Đó cũng chính là sự phản ánh cái đẹp cao cả nói chung của cuộc đời. Nghệ thuật chân chính luôn có sức sống kì diệu và bất tử, người nghệ sĩ không thể sống mãi với thời gian nhưng những giá trị tinh thần đích thực mà họ để lại luôn được ngưỡng mộ, gìn giữ và lưu truyền đến muôn đời. Nghệ thuật chân chính còn mang những giá trị chân thiện mĩ đến cho cuộc đời. Nó khẳng định một chân lí dù ở không gian thời gian nào con người vẫn sẽ luôn tôn sùng nghệ thuật chân chính.

gia sư bình dương thấy rằng Đàn ghita của lorca là một tác phẩm khó tiếp nhận. Nó mở ra cho ta biết bao trường liên tưởng, biết bao cách cảm nhận khác nhau. Tuy nhiên, văn chương tựu chung lại vẫn là những suy ngẫm về cuộc đời. Tiếng đàn của lorca còn day dứt mãi, bởi những ý nghĩa nhân văn mà nó gợi lên trong lòng người đọc.
xem thêm: gia sư minh trí

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Gia sư ở Bình Dương phân tích bài thơ đất nước của Tố Hữu



Gia sư Bình Dương thấy Hình ảnh ánh sao đầu súng tả thực dáng đứng người lính giương cao đầu súng, đồng thời gợi lên niềm tin và lí tưởng chiến đấu. Hình ảnh này nhắc nhớ đến hình ảnh đầu súng trăng treo của người lính trong bài đồng chí của chính hữu
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Cạnh bên người lính chính là người dân công người nhân dân cùng hợp tác kháng chiến
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
http://giasubinhduong.edu.vn/tac-gia-tac-pham/gia-su-o-binh-duong-noi-ve-nguyen-trai-voi-tam-long-nguoi-cha.html

Còn nhớ lời bác hồ dạy khi ấy: toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến. Nhân dân việt bắc khi ấy đoàn kết với nhau, cùng nhau kéo pháo, tải lương tiếp đạn. Dân công đỏ đuốc từng đoàn gợi lên lực lượng khí thế hào hùng to lớn, sự đoàn kết mạnh mẽ tiến lên toàn dân kháng chiến. Bước chân nát đá lấy ý từ câu tục ngữ chân cứng đá mềm thể hiện sức mạnh của nhân dân có được là nhờ vào sự kiên trì, bền bỉ, không bỏ cuộc. Song hành bên hình ảnh người lính hiên ngang là hình ảnh dân công được cường điệu hóa và vĩ đại hóa sức mạnh được nâng đỡ bởi cảm hứng lãng mạn. Tất cả đúc kết lại bằng hình ảnh ngày mai lên:
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Những ngày kháng chiến, đi tìm hòa bình là những ngày vô cùng khốn khổ, khó khăn. Từ láy thăm thẳm và hình ảnh sương dày cho thấy những ngày chưa dành lại được độc lập hiện tại và tương lai u tối, mờ mịt, đã có lúc người lính và cả nhân dân mệt mỏi với khắc nghiệt, thiếu thốn chiến tranh
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Gia sư Minh Trí nhận thấy trong bóng tối tuyệt vọng đó, bống nhiên có một thứ ánh sáng lạ phát ra đèn pha bật sáng. Đèn pha ở đây vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh biểu tượng cho tư tưởng, lí tưởng cách mạng bừng tỉnh, thúc giục, khơi lên niềm tin vào tương lai trong người lính và nhân dân. Hình ảnh đối lập nghìn đêm và ngày mai lên đã khẳng định tô đậm và đặt một dấu mốc cho lịch sử bước sang một trang mới.

Nếu việt bắc lấy những ngày toàn dân kháng chiến bảo vệ quê hương làm cảm hứng đất nước thì nguyễn khoa điềm có cảm hứng đất nước được gợi lên từ sự đóng góp, giữ gìn và gầy dựng của nhân dân trên bình diện văn hóa. 
xem thêm: gia sư bình dương thủ dầu một

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Gia sư Bình Dương Thủ Dầu Một kể lại kỉ niệm ngày vào học lớp 6

Gia sư Bình Dương Thủ Dầu Một cho rằng mỗi mùa hè trôi qua là bắt đầu của một năm học mới. Năm nay em đã là một học sinh lớp 8 chững chạc và khôn lớn hơn. Đối với em, ngày khai trường là một ngày rất quan trọng của mỗi người học sinh, nó chứng minh em đã bước lên một bậc mới của kiến thức. Nhưng ngày khai trường mà em coi là đáng quý nhất đó là năm em vào học lớp 6, được coi là một sự vượt bậc, trải qua cấp tiểu học rồi đến cấp trung học cơ sở. Ngày khai trường ấy đã cho em rất nhiều kỉ niệm đẹp in sâu trong trái tim em.
http://giasubinhduong.edu.vn/tac-gia-tac-pham/gia-su-binh-duong-thu-dau-mot-noi-ve-net-buon-trong-tho-nguyen-trai.html

Vào đêm trước ngày khai trường, lòng em có một cảm giác vừa hồi hộp, lo sợ lại vừa nôn nao háo hức. Trong nhà em có điều gì khác lạ so với thường ngày. Mẹ đã giúp em ủi cho những bộ quần áo được thẳng thắn, ba đã giúp em lau chùi sạch sẽ chiếc xe đạp trông thật mới. Em thì chuẩn bị sách vở, đọc qua những trang sách mới để hiểu thêm về bài học hôm sau, rồi bỏ vào chiếc cặp sách xinh xinh mà chị em mới mua cho. Đêm hôm ấy thật là nhộn nhịp, tối khuya khi mọi việc đã hoàn tất, em lên giường để ngủ nhưng trong lòng có một cảm giác rất lạ, sợ rằng sẽ trễ giờ nếu cứ lo lắng như thế, em đã nhờ mẹ cài báo thức bằng chiếc đồng hồ ở cạnh bàn học của em, thế là em mới có thể ngủ được một giấc an tâm. Sáng hôm sau, em thức dậy đúng giờ, vệ sinh cá nhân rồi thay bộ quần áo mà mẹ em  mới ủi vào hôm qua, đứng trước gương em trông cao lớn hơn và ra dáng một học sinh trung học mới. Sau khi ăn sáng xong, em chào tạm biệt ba mẹ và cùng với chiếc xe đạp chạy trên con đường đến trường. Mọi lần khi em đi qua con đường này cùng ba mẹ đều rất bình thường nhưng hôm nay lại có cảm giác xa lạ nhưng lại rất vui tươi.
http://giasubinhduong.edu.vn/tac-gia-tac-pham/gia-su-binh-duong-thu-dau-mot-noi-ve-net-buon-trong-tho-nguyen-trai.html

Gia sư Bình Dương Thủ Dầu Một thấy rằng trên bầu trời, ánh mặt trời tỏa nắng chiếu sáng ấm áp cho em cảm giác không còn lạ lùng nữa, hai bên đường được xen kẽ những ngôi nhà đầy màu sắc và những hàng cây xanh mát. Từ những cành cây, những chú chim bắt đầu thức giấc bay lên trời cao và những ngọn gió thấp thoáng trên những cành cây tạo thành một bản nhạc vui tươi cùng với tiếng hót của những chú chim thật là một bài nhạc hay đẻ chào đón các bạn học sinh vui vẻ đến trường. Đứng trước cổng trường nhìn vào em thấy ngôi trường thật khang trang và cổ kính. Trên cánh cổng đang mở rộng chào đón học sinh là tên trường trung học cơ sở lê lợi. Khi bước vào trong em cảm thấy rất bỡ ngỡ, ngôi trường thật xa lạ đối với em, chỉ dám đi chung với các bạn thân thiết ở tiểu học. Rồi bỗng một tiếng nói cất lên vang dội đó là giọng của thầy hiệu trưởng bảo các học sinh tập hợp vào chỗ của lớp mình. Mở đầu buổi lễ là các tiết mục văn nghệ của các anh chị lớp trên và tiếp đến là giới thiệu về các vị đại biểu có mặt trong buổi lễ. Trong các buổi lễ không thể thiếu nghi thức chào cờ, lá cờ phía trên cao đang bay phất phới chào đón chúng em vào lớp mới. Sau đó là phần trao quà cho học sinh nghèo, đọc nội dung và kế hoạch của trường sắp tới. Buổi lễ kết thúc bằng nghi thức mặc niệm.
gia-su-binh-duong-thu-dau-mot-chia-se-anh-den-truong

Gia sư Minh Trí  thấy rằng trên gương mặt tất cả mọi người lúc này luôn nở một nụ cười vui vẻ khi được gặp lại bạn bè thầy cô sau ba tháng hè.
Nhớ lại những kỉ niệm ấy em cảm thấy mình đã lớn hẳn qua từng năm học, thêm nhiều kiến thức bổ ích cho em. Và em tự nhủ rằng mình phải cố gắng học tập thật giỏi để không phụ lòng thầy cô và ba mẹ đã tin tưởng và thi đõ để sau này trở thành một công dân có ích cho đất nước.
xem thêm: cần tìm gia sư tại biên hòa