Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

trung tâm gia sư bình dương phân tích bài thơ Tỏ Lòng



Gia Sư Dạy Kèm Bình Dương thấy rằng sự có mặt của con người không phải là một sự ngẫu nhiên vô cớ mà là một hữu ý của trời đất. Trong xã hội phong kiến, sự hữu ý của trời đất ấy, chưa là món nợ công danh của những kẻ làm trai đang mắc và phải trả cả đời. Điều đó, thể hiện rõ qua bài thơ tỏ lòng của phạm ngũ lão.
Múa gió non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện vũ hầu
http://giasubinhduong.edu.vn/tac-gia-tac-pham/trung-tam-gia-su-binh-duong-gioi-thieu-nha-tho-thanh-thao.html

Bài thơ ra đời trong thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai thuật có nghĩa là kể, bày tỏ, hoài là nỗi lòng. Nhan đề thuật hoài là bày tỏ khát vọng hoài bão trong lòng.
Mở đầu bài thơ, phạm ngũ lão vẽ ra một hình ảnh con người chiến sĩ thời trần:
Múa giáo non sông trải mấy thu
Đây là câu thơ dịch từ câu thơ hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu. Câu thơ khắc họa tư thế và hành động người tráng sĩ. Hai chữ múa giáo trong bản dịch không hay bằng hoành sóc nghĩa là cầm ngang ngọn giáo trong nguyên tác. Bởi cầm ngang ngọn giáo gợi một tư thế tự tin, hiên ngang, vững chãi như một bức tượng. Còn múa giáo gợi một động tác múa may rộn ràng, do đó không thể hiện được phong độ lẫm liệt, hào hùng oai phong của người con trai thời trần. Cầm ngang ngọn giáo giữa non sông, nhà thơ đã chọn được phông nền thật hợp để tôn lên vẻ đẹp của con người. 

Con người kỳ vĩ, hành động lớn lao, mang tầm vóc vuc trụ, nổi lên trên một không gian rộng lớn với giang sơn, sông núi và thời gian kéo dài mênh mông tráp kỉ thu. Chỉ một câu đã phác họa, tạc lên được một bức tượng đài bất hủ về vị tướng anh hùng oai phong, lẫm liệt bảo vệ tổ quốc. Người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ với những hành động lớn, khát vọng lớn, thật giống với người anh hùng trong bài ngôn hoài của không lộ thiền sư:
Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng
Một tiếng kêu vang lạnh cả trời
Hành động và trạng thái trong hai câu thơ thật quyết liệt, mạnh mẽ.  
Gia Sư Tại Bình Dương cho rằng đó là tham vọng của nhà tu hành muốn có khí lực quảng đại, pháp thuật diệu kỳ. Đó là tiếng thét hả hê của một nhà thơ lớn, hơn nữa một con người thèm khát một cuộc sống khoáng đạt. Đó là cảm hứng đạo học siêu thoát, hào hùng, thở một hơi dài và nghe như hơi thở của con người lên tới cung nhà trời trên cõi thái hư. 

Hay đó chỉ là sự đi tìm niềm cảm thông của đồng loại đã phải dồn nén trong lòng một nỗi niềm, mà chỉ giây phút một mình đơn độc đối đầu với cái vô cùng của tạo hóa mới bật ra được thành một tiếng kêu dài một tiếng thở dài. Và chính trong giây phút đó, trạng thái tâm lí mãnh liệt của con người đã tác động trực tiếp vào vũ trụ làm lạnh cả bầu trời con người ấy mang tầm vóc vũ trụ.
 xem thêm : gia sư tri thức bình dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.